<
 
 
 
 
×
>
You are viewing an archived web page, collected at the request of United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) using Archive-It. This page was captured on 19:22:33 Mar 16, 2022, and is part of the UNESCO collection. The information on this web page may be out of date. See All versions of this archived page.
Loading media information hide

Consultation workshop on the draft Education Development Strategic Plan (EDSP) for 2021-2030 and vision to 2045 in Viet Nam by UNICEF and UNESCO

18/01/2022

[Tiếng Việt phía dưới] 

Green One UN House, Ha Noi, Viet Nam - On 29 December 2021, a hybrid consultation workshop on the draft Education Development Strategic Plan (EDSP) for 2021-2030 and vision to 2045 was organized. Chaired by UNICEF (Coordinating Agency) in collaboration with UNESCO (Grant Agent), the workshop convened leaders and representatives from the Education Sector Group (ESG), the National Technical Team led by the Viet Nam Institute of Educational Sciences (VNIES), the Organizations of Persons with Disabilities, Youth from the LGBTQI+, Youth Advisory Group for the UN and Youth Champions.

© UNICEF

With financial support from the Global Partnership for Education (GPE), since 2020, the Ministry of Education and Training (MOET) has been developing a new 10-year EDSP 2021-2030. VNIES has been assigned as a national focal point whereas UNESCO has played a role of the Grant Agent. Throughout this process, the UNESCO International Institute for Educational Planning (IIEP) and UNESCO Office in Viet Nam have provided technical assistance for the Education Sector Analysis (ESA) and the new EDSP 2021-2030.

I would like to take this opportunity to express our sincere appreciation to the National Technical Team for the draft EDSP formulation, the list of Education Development Indicators and a wide reach to education stakeholders for review and comments. I also wish to thank IIEP for the overall methodology and technical assistance and, last but not least, truly appreciate UNICEF for having coordinated this valuable consultation.

- Mr Toshiyuki Matsumoto, Education Programme Specialist, UNESCO Office in Viet Nam

Prof Le Anh Vinh, Director-General of VNIES and Head of the National Technical Team, delivered a comprehensive presentation of the draft EDSP. It covered key achievements in the last ten years as well as constraints and root causes thereof for addressing in the next ten years.

Ms Le Anh Lan, Education Specialist of UNICEF, presented all the consolidated written comments and inputs provided previously by ESG members and other stakeholders. The plenary session was then followed for further discussions and overall reflections from the National Technical Team, plus an indicative timeline going forward.

© UNICEF

Previously, the traditional version of the EDSP had undergone various consultation processes including departments within MOET, line ministries and relevant agencies, provincial Departments of Education and Training, and universities. Comments and insights obtained through this final consultation would be crucial to the subsequent steps in ensuring the appropriate programmes and suitable monitoring indicators.

Following this workshop, the National Technical Team will finalize the draft EDSP for MOET’s submission to the government in the first half of 2022. Besides, the National Technical Team will include action programmes/priority programmes, an M&E framework, and elements of costing in annexes to the draft EDSP, to form what is known as the “detailed EDSP”.

Once the detailed EDSP is made available, expected in the third quarter of 2022, ESG members will provide a review using a standard checklist, which will serve as a basis for independent appraisal process as per the GPE Secretariat Guidelines.

© UNICEF

We are truly grateful for all your valuable comments and guidance, both orally here today and those in written forms provided beforehand. They will help guide us in our further reviews and finalization of the draft EDSP and, more importantly, help ensure that we are all aligned on our overall mission towards an equitable, inclusive, sustainable quality education for all in Viet Nam.

Prof Vinh, Director-General of VNIES and Head of the National Technical Team

Lastly, the National Technical Team was also committed to formulating the detailed EDSP for a dual purpose of ease of implementation going forward and compliance with GPE requirements, especially when it comes to the Multiplier Fund Application process./.

Hội thảo tham vấn dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045” do UNICEF và UNESCO đồng chủ trì

 

 

© UNICEF

Tòa nhà Xanh Liên Hợp Quốc, Hà Nội, Việt Nam - Ngày 29 tháng 12 năm 2021 đã diễn ra hội thảo tham vấn về dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045” theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Dưới sự chủ trì của UNICEF (Cơ quan điều phối chung) và UNESCO (Cơ quan quản lý nguồn vốn), sự kiện quy tụ các nhà lãnh đạo và đại diện của Nhóm công tác ngành giáo dục (ESG), Tổ Kỹ thuật của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Viện KHGDVN), các tổ chức của người khuyết tật, cộng đồng những người LGBTQI+, Nhóm Cố vấn Thanh niên Liên Hợp Quốc (Youth Advisory Group for the UN) và Mạng lưới Thủ lĩnh Thanh niên (Youth Champions).

© UNICEF

Với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Đối tác Toàn cầu về Giáo dục (GPE), từ năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã tiến hành xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Viện KHGDVN được giao làm đơn vị đầu mối và UNESCO đóng vai trò là Cơ quan quản lý nguồn vốn. Trong suốt quá trình này, Viện Quy hoạch Giáo dục Quốc tế của UNESCO (IIEP) và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động xây dựng Báo cáo Phân tích ngành Giáo dục (ESA) giai đoạn 2011-2020 và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.

Nhân cơ hội này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tổ Kỹ thuật của Viện KHGDVN về dự thảo Chiến lược, danh mục các Chỉ số Phát triển Giáo dục cũng như việc tiếp cận rộng rãi các chủ thể hữu quan trong giáo dục để tham vấn ý kiến. Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn tới IIEP vì đã cung cấp phương pháp luận tổng thể và hỗ trợ kỹ thuật, và thực sự trân trọng UNICEF đã phối hợp tổ chức buổi tham vấn quan trọng này.

- Ông Toshiyuki Matsumoto, Chuyên gia Chương trình Giáo dục, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam ghi nhận

GS. Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện KHGDVN thay mặt Tổ Kỹ thuật đã trình bày bức tranh tổng thể về dự thảo Chiến lược. Trong đó bao gồm những thành tựu chính đạt được trong 10 năm qua cũng như những hạn chế và nguyên nhân sâu xa của những hạn chế đó để khắc phục trong giai đoạn tới.

Bà Lê Anh Lan, Chuyên gia Giáo dục của UNICEF, đã trình bày bảng tổng hợp tất cả các ý kiến và phản hồi bằng văn bản do các thành viên ESG và các bên liên quan khác gửi về từ trước khi sự kiện diễn ra. Tiếp đó là phiên thảo luận toàn thể cũng như phản hồi và tiếp thu của Tổ Kỹ thuật, cùng với việc thống nhất lịch trình dự kiến trong thời gian tới.

© UNICEF

Trước đó, bản dự thảo Chiến lược đã trải qua nhiều vòng tham vấn bao gồm các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành; các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học. Những ý kiến và đóng góp của đại biểu tại sự kiện tham vấn cuối cùng này là vô cùng quan trọng cho các bước tiếp theo trong quy trình nhằm đảm bảo các chương trình hành động và các chỉ số giám sát được thiết kế phù hợp.

Tiếp sau hội thảo này, Tổ Kỹ thuật sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Chiến lược để Bộ GD&ĐT trình Chính phủ phê duyệt vào nửa đầu năm 2022. Bên cạnh đó, Tổ Kỹ thuật cũng sẽ cụ thể hóa các chương trình hành động/chương trình ưu tiên, xây dựng Khung Giám sát & Đánh giá cũng như mô hình tài chính dưới dạng Phụ lục của Chiến lược, để có được bản Chiến lược chi tiết.

Sau khi bản Chiến lược chi tiết được hoàn thiện, dự kiến vào Quý 3/2022, các thành viên của ESG sẽ tiến hành đánh giá bằng các thông số trên bảng kiểm cho sẵn, làm cơ sở cho quy trình thẩm định độc lập theo Tài liệu hướng dẫn của Ban Thư ký GPE.

© UNICEF

Chúng tôi thực sự biết ơn về tất cả những ý kiến và phản hồi quý báu của quý vị, cả dưới dạng lời nói tại sự kiện hôm nay lẫn dưới dạng văn bản được cung cấp trước đó. Những ý kiến và phản hồi này sẽ giúp định hướng cho chúng tôi trong việc rà soát và hoàn thiện dự thảo Chiến lược và, quan trọng hơn, giúp đảm bảo rằng tất cả chúng ta đều thống nhất trong sứ mệnh chung là hướng tới một nền giáo dục chất lượng, hòa nhập, công bằng và bền vững cho mọi người ở Việt Nam

GS. Vinh, Viện trưởng Viện KHGDVN đại diện cho Tổ Kỹ thuật, phát biểu trong phần kết luận

Sau cùng, Tổ Kỹ thuật cũng cam kết sẽ cụ thể hóa Chiến lược để nhằm mục đích kép là vừa dễ triển khai về sau vừa là để tuân thủ các yêu cầu của GPE, đặc biệt là liên quan đến quy trình Tài trợ của Quỹ Đòn bẩy (Multiplier Fund Application)./.